Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Trật tự sắp đặt ban thờ gia tiên giúp mang lại tài lộc, may mắn

Thời gian qua, báo GĐ&XH Cuối tuần nhận được nhiều câu hỏi của độc giả liên quan đến chủ đề phong thủy thờ cúng. Chúng tôi sẽ lần lượt gửi tới chuyên gia để giải đáp.
1. Tôi là Phạm Hồng Hạnh (Hà Đông, Hà Nội). Trên số báo 33 ra từ ngày 15/8 đến 21/8/2015, tôi có nghe chuyên gia trả lời về việc đặt thờ cúng cho gia chủ Đình Sơn ở TP. Thanh Hóa. Nay tôi xin hỏi thêm vài ý nữa để làm sáng tỏ và để hiểu sâu hơn về việc thờ cúng:
- Phòng thờ và Ban thờ là gì?
- Trên ban thờ trong một gia đình thường thờ những ai, thờ mấy bát hương?
2. Tôi là Phạm Minh Hạnh, sinh năm 1973 ở La Gi – Bình Thuận. Ở số 30, tôi có được Kiến trúc sư - Phong thủy Hoàng Trà tư vấn cho việc cải tạo ngôi nhà, hóa giải thế bị phạm 2 điều đại kỵ theo phong thủy. Nay tôi viết tiếp thư này đến báo kính mong chuyên gia tư vấn thêm để cho ngôi nhà của tôi hoàn thiện thêm về nội thất. Nhà tôi hướng chính Bắc, cửa chính nhìn về chính Bắc, phòng khách đặt ban thờ Phật bà nằm phía bên trái nhà, dưới ban thờ Phật là ban thờ ông Thần tài và ông Địa, chính cửa phòng tôi đặt ban thờ gia tiên thấp hơn ban thờ Phật; ba ban thờ đều nhìn ra cửa chính hướng Bắc. Xin hỏi chuyên gia, tôi thờ tự như thế đã được chưa, nếu chưa được thì nên sắp đặt lại thế nào?
Chuyên gia phong thủy Hoàng Trà trả lời:
Với kinh nghiệm 15 năm trong nghề kiến trúc, thiết kế hàng trăm ngôi nhà – nhà thờ và với trải nghiệm thực tế đi chỉnh sửa lại phòng thờ - ban thờ theo phong thủy, tôi xin trả lời tổng quát các vấn đề thắc mắc của hai độc giả như sau:
Ở phương Đông, phong tục và tập quán thờ cúng tồn tại từ bao đời nay. Ngày xưa với lối kiến trúc nhà 3 gian hoặc năm gian, phòng thờ được đặt ngay gian chính giữa và cũng là phòng khách. Ngày nay với cuộc sống hiện đại đa số chúng ta ở nhà phân lô, người giàu hơn thì ở nhà biệt thự; thường sẽ có một phòng thờ riêng. Vậy nguyên lý phòng thờ và ban thờ theo thời hiện nay như nào, thờ cúng ra sao, có khác gì so với không gian thờ cúng từ đời các cụ hay không?
Tại sao lại thờ cúng?
Điều đầu tiên phải nói là tại sao lại có phong tục thờ cúng. Xét về tâm linh thì cai quản đất của một nhà là các quan Thần linh, nếu đất mà không có các quan Thần linh cai quản hoặc các quan Thần linh không thiêng thì các “vong” vãng lai sẽ chiếm giữ lô đất đó. Chúng ta lập ban thờ và thờ các quan thì các quan ngự tại lô đất đó, sẽ không có “vong” vãng lai nào vào lô đất được. Giống như trần gian là nhà có chủ ở thì không có người lang thang nào vào, nhà để hoang thì nghiện cũng vào – khóa cửa hỏng thì dân lang thang cũng vào ngủ - trộm cắp ghé thăm. Tiếp nữa bàn thờ là nơi tưởng nhớ tới gia tiên, để con cháu nội tộc, con dâu rể mới cưới về thắp hương còn biết tới những người trong dòng tộc của mình, còn biết tổ tiên ông bà mình là ai, hay những người mất trẻ trong dòng họ là ai…
Ban thờ là nơi để giáo dục thế hệ con cháu biết báo hiếu tổ tiên, giáo dục về cội nguồn, lòng hiếu thảo, sống có lễ nghĩa. Làm người là phải có hiếu và biết báo hiếu, báo hiếu hàng đầu là báo hiếu gia tiên, là phải biết chăm lo phần mộ và thờ cúng gia tiên cho đúng; báo hiếu thứ hai là phải biết chăm sóc ông bà – bố mẹ - anh chị em. Thế nên Phật dạy “tu đâu không bằng tu tại gia” chính là việc báo hiếu, sau nữa mới tu chợ, rồi mới tu chùa.
Phòng thờ và Ban thờ là gì?
Phòng thờ là không gian đặt ban thờ và dành riêng cho việc cúng bái – tế lễ. Ban thờ là nơi đặt bát hương và các đồ thờ, các đồ cúng lễ.Theo tâm linh thì phòng thờ là không gian làm việc, nơi ngự của “người âm”. Ban thờ chính là bàn làm việc – là nơi ăn – là nơi nghỉ ngơi của “người âm”. Khi chúng ta đặt ban thờ - bát hương – đồ thờ cúng, rồi thắp hương thì người âm họ mặc định nơi đó là không gian dành cho họ. Giống như trên trần gian, một tòa nhà mới xây xong, chúng ta gắn biển các phòng ban: phòng chủ tịch hội đồng quản trị, phòng tổng giám đốc… phòng bảo vệ. Thì khi mọi người chuyển đến đó để làm việc thì phòng ai người đó ngồi, chủ tịch vào phòng chủ tịch, tổng giám đốc vào phòng giám đốc, bảo vệ vào phòng bảo vệ. Các đồ đạc trong phòng gồm: bàn làm việc, ghế ngồi, bàn ghế khác, tủ tài liệu, giường nghỉ trưa… là các đồ để chủ nhân phòng đó ngồi làm việc – tiếp khách – nghỉ ngơi. Nếu trong phòng trống trơn không có đồ đạc thì chủ nhân phòng đó đi vào rồi lại bỏ đi ra, đương nhiên là vì không có đồ đạc gì rồi. Cũng tương tự dù phòng đó có ban thờ nhưng không có bát hương + đồ thờ cúng thì “người âm” họ có vào cũng không ngự. Cốt trong bát hương ghi sai, tức là bát hương thờ gia tiên thì ghi của các quan, vị trí đặt bát hương các quan lại đặt nhầm là bát bà cô ông mãnh – cô cậu thì gia tiên và bà cô ông mãnh cũng không được ngự trên ban thờ.
Trên ban thờ trong một gia đình, thường thờ những ai, thờ mấy bát hương. Đất có Thổ công, sông có hà bá là câu ai ai cũng biết. Vậy với một gia đình thông thường thì việc thờ cúng các quan là : Thổ Công, Thổ Địa, Long Mạch, Táo Quân, Thần Đất, Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần, Ngài Tiền hậu địa chủ tài thần. Tiếp nữa là thờ: Gia tiên tiền tổ cụ kỵ ông bà và Bà cô -Ông mãnh, cô cậu, huyền cô, huyền cậu của dòng họ. Như vậy trên ban thờ một gia đình thông thường sẽ thờ 3 bát hương. Bát ở giữa to nhất – cao nhất là thờ các quan, bát bên phải - khi đứng nhìn vào ban thờ là thờ Gia tiên tiền tổ cụ kỵ ông bà, bát bên trái – khi đứng nhìn vào ban thờ là thờ “Bà cô, ông mãnh, cô cậu, huyền cô, huyền cậu”. Nhiều gia đình chỉ thờ chung vào có một bát, với lại nhiều nhà là con thứ nên cũng chỉ thờ có một bát hương các quan Thần Linh. Như thế có đúng không, có được không? Theo kinh nghiệm của tôi thì ban thờ tốt nhất cho một nhà là nên đủ 3 bát hương. Vì trong những ngày Tết, giỗ, mùng một, ngày rằm khi cúng chúng ta đều mời đầy đủ các vị về, mà bát hương là nơi để các vị ngự, nếu đặt chung một bát hương có nghĩa là ngự chung một bát hương là không đúng ngôi thứ - chồng lấn lên nhau. Bát hương của các quan thì gia tiên không thể ngự cùng, giống trong một công ty phòng lãnh đạo thì nhân viên không được phép ngồi luôn đó làm việc, trong nhà mâm các ông các bác cũng không thể cho trẻ nhỏ ngồi uống rượu cùng. Nếu chỉ đặt một bát hương thì gia tiên về không có chỗ ngự, không có chỗ ngự thì con cháu xin lộc – xin công danh – xin bình an… thì gia tiên cũng không cho. Là con thứ cũng như con trưởng, đều được gia tiên cho lộc, nếu nghĩ là con thứ mà không đặt đủ bát hương giống như nhà ở của con thứ không có phòng ngủ dành cho bố mẹ lên chơi, thì bố mẹ muốn lên thì cũng không có chỗ ngự.
Trong nhà có ban thờ Phật và ban thờ thần tài thì bố trí như thế nào cho hợp
Đây là câu hỏi của anh Phạm Minh Hạnh. Về điều này, tôi xin trả lời như sau: Về nguyên tắc ban thờ Phật bố trí phải ở cao nhất là đúng rồi, về hướng của ban thờ Phật và ban thờ các Quan thần linh và Gia tiên hướng ra cửa chính là chuẩn rồi, lưu ý là đằng sau phải là bức tường chứ không để vách lửng hay vách có ô thoáng. Về việc sắp đặt vị trí ban thờ phải là chính ngôi chính diện, với mô tả như của gia chủ thì ban thờ Phật đang đặt vào góc nhà thì chưa được chuẩn lắm. Khi một nhà có tâm thờ thêm Đức Phật thì nên tôn cấp lập thờ, ban thờ Phật ở trên cao, sau đó ban thờ các Quan và gia tiên ở dưới, đặt khu ban thờ sao cho chính ngôi và đăng đối với không gian của phòng.
Về ban thờ ông thần tài và ông địa là phải đặt vị trí gần cửa ra vào nhất, chọn được cung vị hợp lý về công năng và vượng khí theo phong thủy. Lưu ý tại nhà mà không kinh doanh gì, không bán hàng, không ở công ty thì không nên thờ ban thờ ông thần tài và ông địa. Vì các Ngài đó là mời và đón khách hàng theo đường âm, mà tại gia không kinh doanh thì thờ cũng không có tác dụng. Theo như mô tả của anh tại số báo trước thì nhà anh cách mặt đường đến vài chục mét, phòng khách giáp sân thì đâu có kinh doanh gì. Ngoài việc bố trí vị trí và hướng các ban thờ thì bố trí đồ thờ trên ban đã đúng hay chưa, đã đủ hay chưa, việc thờ cúng vào các ngày quan trọng đã đúng hay chưa cũng ảnh hưởng rất lớn tới tài lộc của gia chủ.


Phong thủy: Hóa giải phòng vệ sinh nhiễm bẩn sang khu bếp

Phòng vệ sinh và phòng bếp liền kề hoặc đối diện nhau là sự lựa chọn thiết kế của nhiều ngôi nhà hiện nay vì diện tích hạn chế. Do năng lượng của hai phòng đối nghịch nhau, nước lửa không dung hòa, ắt sẽ đem đến nhiều điều không may mắn, ảnh hưởng đến mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, gây cãi vã. Dưới đây là một số cách hóa giải giúp tránh giảm bớt tác động khi Thủy - Hỏa khắc nhau.
1. Phong thủy phòng bếp
Do phòng bếp là nơi đốt lửa nấu cơm, nên có thuộc tính Hỏa, thường đại diện cho vị trí nữ chủ nhân. Dù chủ nhà bận rộn mà ít nấu cơm tại gia nhưng bao giờ trong thiết kế nhà ở lại quên chú trọng đầu tư cho căn bếp.
Nếu như phụ nữ sợ dầu mỡ, sợ phiền phức mà không sử dụng đến phòng ăn - nhà bếp thì cũng giống như bỏ đi cái quyền làm nữ chủ nhân của mình, như vậy rất dễ có hiện tượng “kẻ thứ ba”. Cho nên, nhất định phải thường xuyên sử dụng bếp, cho dù là nấu bữa cơm đơn giản cũng có thể củng cố được địa vị của mình. Hơn nữa, xét về tâm lý học, nếu như thường thêm một số thức ăn màu đỏ vào trong đồ ăn, có thể tăng thêm tình cảm vợ chồng.
2. Phong thủy phòng vệ sinh
Phòng vệ sinh có thuộc tính Thủy, là nơi đào thải các chất ô uế. Cho nên, phòng này nên thiết kế ở vị trí Tiết Khí, như vậy các chất ô nhiễm mới có thể ra ngoài. Nếu như phòng vệ sinh ở vị trí Tài, chủ nhân sẽ khó mà sống sung sướng, tiền tài hao hụt, bị lôi kéo vào chuyện thị phi, kiện tụng
3. Tại sao phòng bếp và phòng vệ sinh lại tương khắc?
 Phong thủy: Hóa giải phòng vệ sinh nhiễm bẩn sang khu bếp - 1
Phòng bếp và phòng vệ sinh gần nhau sẽ gây ra Thủy Hỏa tương khắc.
Phòng bếp thuộc Hỏa, phòng vệ sinh thuộc Thủy, nếu hai phòng này gần nhau, cũng giống như năng lượng cực âm và cực dương tương khắc.
Trong phong thủy, nếu như cửa phòng bếp và phòng vệ sinh đối diện nhau, sẽ dẫn đến bố cục Hỏa Thủy tương xung. Xét từ góc độ âm dương, nước và lửa đại diện cho nam chủ nhân và nữ chủ nhân trong nhà, cho vậy sẽ khiến quan hệ vợ chồng rạn nứt. Xét từ góc độ vệ sinh, phòng vệ sinh ô nhiễm, rất nhiều vi khuẩn sẽ truyền vào phòng bếp qua không khí, và thức ăn sẽ bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe gia đình.
4. Làm thế nào để hóa giải nước lửa tương khắc?
- Có thể đặt giữa phòng vệ sinh và phòng bếp ba chậu cây xanh để hóa giải, như vậy có thể hình thành Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, có lợi cho gia đình.
 Phong thủy: Hóa giải phòng vệ sinh nhiễm bẩn sang khu bếp - 2
Phòng vệ sinh không nên đặt ở phía nam và trung tâm ngôi nhà.
- Phòng vệ sinh không nên đặt ở phía nam của ngôi nhà. Phía nam thuộc tính Hỏa, phòng vệ sinh thuộc Thủy, như vậy không có lợi.
- Phòng vệ sinh không nên đặt ở trung tâm nhà. Một số ngôi nhà hiện nay thích đặt phòng vệ sinh ở giữa phòng khách, thêm màu sắc lãng mạn, nhưng về phong thủy lại không phù hợp. Vị trí trung tâm thuộc tính Thổ, phòng vệ sinh thuộc Thủy, sẽ sinh Thổ khắc Thủy.


Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Những điều cần biết về phong thủy nhà bếp

Nếu trong nhà có một góc nào đó dễ khiến mọi thành viên nhớ nhất lúc đi xa thì hẳn đó sẽ là bếp. Bếp là nơi giữ lửa cho mái ấm gia đình, là nơi chăm sóc từ thể chất đến tinh thần cho từng cá nhân. Bếp cũng là "thế giới riêng" của người phụ nữ, để thể hiện nét mềm mại nữ tính, cả sự gọn gàng khéo léo của mình.
Bạn cũng đừng nghĩ rằng chỉ có phòng khách hay ban thờ mới cần chú ý đến phong thủy, phòng bếp được coi là nơi giữ lửa gia đình, do vậy yếu tố phong thủy nhà bếp cũng vô cùng quan trọng.  
Để hội đủ điều kiện cho một không gian bếp theo đúng phong thủy, nhà bếp cần đảm bảo các yếu tố:
Phải có khu vực dành riêng cho dụng cụ làm bếp như dao, kéo, búa… tránh không để những dụng cụ này trên bàn bếp cũng như gần bếp vì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự đoàn kết cũng như sự hạnh phúc trong gia đình.

Dao kéo, dụng cụ làm bếp nên được để gọn gàng trên giá, trong ngăn kéo hay trong các dụng cụ chứa chuyên dụng để giúp gia đình luôn thuận hòa.
Ánh sáng
Ngoài việc mở rộng các ô cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên, nếu bếp nhà bạn không có cửa sổ hoặc ở vị trí hơi tối, có thể sử dụng chất liệu nhôm, kính làm tủ bếp, vì chúng có thể giúp tạo ảo giác như những cửa sổ ánh sáng, giúp không gian bếp bớt tối tăm hơn. Một phòng bếp tràn ngập ánh sáng cũng sẽ giúp không khí gia đình hòa thuận hơn.

Những ô cửa sổ lớn giúp ánh sáng luôn ngập tràn phòng bếp tạo sinh khí cho gia đình.
Sắp xếp
Khu vực bồn rửa bát phải bố trí tương đối xa bếp vì hỏa kỵ thủy. Cũng tương tự như vậy, bếp đối diện với cửa nhà vệ sinh, áp lưng vào nhà vệ sinh hoặc đặt phía dưới nhà vệ sinh đều chưa chuẩn. Những khí xú uế của nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến đồ ăn khi đun nấu về lâu dài không tốt cho sức khỏe mọi người.

Khu vực bồn rửa nên cách xa khu vực nấu một chút giúp tránh "hỏa kỵ thủy" như ông cha ta vẫn dạy.
Nếu không gian khu vực bếp rộng, có thể bố trí bàn ăn cho gia đình. Tuy nhiên, bàn ăn phải cách bếp nấu ít nhất 1,5m. Lưu ý không cho góc nhọn của bàn ăn trực xung với bếp.

Bàn ăn cách khu vực bếp một khoảng cách nhất định sẽ không bị ám mùi thức ăn quá nặng. Góc của bàn ăn không trực xung với bếp sẽ giúp gia chủ tránh được những bất đồng tranh cãi trong gia đình.
Màu sắc
Màu sắc nên có màu tương đối nhạt vì đây là khu vực nấu ăn nên phát ra năng lượng rất nóng, cần màu sắc dịu lại làm khống chế độ nóng trong bếp. Màu trắng là gam màu nên chọn cho bếp, vì nó giúp căn bếp trở nên sáng sủa. Bạn cũng dễ dàng kiểm soát được các vết bẩn nếu có, để đảm bảo yếu tố vệ sinh, sạch sẽ.

Phòng bếp với màu sắc sáng sủa luôn tạo cảm giác sạch sẽ hơn.
Vị trí
Không được đặt bếp chéo góc. Nếu bạn đặt bếp không ngay ngắn rất dễ ảnh hưởng sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Bếp tránh bị nhìn trực diện từ bên ngoài cổng, từ cửa phòng khách hoặc đối diện nhà vệ sinh. Theo phong thủy, vị trí của bếp còn phải tránh gió, tránh những nơi thường đi ngang. Gian bếp lộ thì bất lợi về tài lộc cho chủ nhân.
Mặc dù phòng khách thông với phòng bếp tạo không gian mở, nhưng gia chủ vẫn rất chú ý không để lối vào phòng khách nhìn thẳng được vào phòng bếp. Bếp là nơi nấu nướng phát sinh nhiệt nên rất nóng bức. Khi đun nấu, bếp còn tỏa ra mùi thức ăn, khói dầu mỡ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy nếu được cần tránh để bếp bên cạnh hoặc trực diện với cửa phòng ngủ tránh ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi. Ngoài ra đối với nhà cao tầng tránh kê giường ngủ thẳng ngay trên bếp nấu dễ làm cho người ngủ bồn chồn không yên, dễ nảy sinh tâm lý nóng nảy.
Trên tường nên treo tranh ảnh mang ý nghĩa ăn uống như chén, đĩa, trái cây… tránh treo tranh ảnh hình kỳ thú, kinh dị sẽ giúp phòng bếp hài hòa hơn, tâm lý các thành viên trong gia đình cũng vui vẻ hơn.

Bạn có thể chọn hình thức tranh trang trí hay viết chữ ý nghĩa như thế này. Việc trang trí không gian phòng bếp hợp lý và hài hòa sẽ giúp không khí bữa ăn gia đình luôn vui vẻ.


Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Phong thủy: Mở cửa sổ thấy gì sẽ có điềm lành?

Trong phong thủy, cửa sổ được coi như là mắt của phong thủy, từ đó có thể thấy, cửa sổ có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với phong thủy cả ngôi nhà.
Trong phong thủy, cửa sổ được coi như là mắt của ngôi nhà. Từ đó có thể thấy, cửa sổ có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với phong thủy cả không gian. Chúng ta thường xuyên đóng mở cửa sổ, vậy, khi mở cửa sổ nhìn thấy gì sẽ khiến cả nhà được may mắn và tài lộc?
1. Mở cửa sổ nhìn ra hướng Đông
 Phong thủy: Mở cửa sổ thấy gì sẽ có điềm lành? - 1
Ánh mặt trời và không khí từ phía Đông có thể đem đến cho con người tâm tình tốt và tinh thần sảng khoái.
Về phương hướng, phía Đông là nơi mặt trời mọc. Cổ ngữ có câu: “Nhật xuất Đông phương, tử khí thăng”, ý nói ánh mặt trời và không khí từ phía Đông có thể đem đến cho con người tâm tình tốt và tinh thần sảng khoái. Nếu như mở cửa sổ nhìn về phía Đông, điều này cũng giúp con người trở nên vui vẻ, đồng thời giúp vận thế thêm vượng.
2. Mở cửa sổ nhìn thấy ao nước, hồ nước
 Phong thủy: Mở cửa sổ thấy gì sẽ có điềm lành? - 2
Trong phong thủy học, nước đại diện cho nguồn tài nguyên phong phú. 
Từ cổ chí kim, nơi sống của con người không thể tách rời nước. Trong phong thủy học, nước đại diện cho nguồn tài nguyên phong phú. Mở cửa sổ nhìn thấy hồ nước, ao nước, cũng có nghĩa là gần nguồn tài, rất có lợi cho việc cầu tài. Nhưng nếu như sau như mở cửa, nhìn thấy ao hồ nước thải hoặc cạn khô nước, thì lại không may mắn, rất dễ dẫn đến hao tài.
3. Mở cửa sổ nhìn thấy quảng trường hoặc nơi rộng rãi
Việc đầu tiên khi thức dậy của rất nhiều người là mở cửa sổ, nhìn trời xanh và hít thở không khí trong lành. Quảng trường mênh mông sẽ tạo cho người ta cảm giác tâm hồn phóng khoáng, đem lại năng lượng tốt và cảm xúc tốt cho con người, mà những điều này sẽ là một trong những động lực chủ quan để con người phấn đấu. 


Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Chú ý phong thủy cầu thang giúp gia đình “tụ khí”

Cầu thang là một phần không thể thiếu trong các ngôi nhà cao tầng, không chỉ giúp việc đi lại dễ dàng hơn mà còn thúc đẩy sinh khí lưu thông trong nhà.
Hình dạng:
Cầu thang là con đường mà không khí di chuyển nhanh, có thể khiến cho không khí từ tầng một mà căn nhà sẵn có di chuyển lên các tầng khác. Khi người men theo bậc thang để lên xuống, sẽ khuấy động không khí, khiến cho không khí di chuyển nhanh hơn. Để đạt được mục đích tích gió tụ khí, khí lưu cần quay vòng, kị xung trực tiếp, do vậy cầu thang càng dốc, tác dụng phụ về mặt phong thủy lại càng mạnh. Cầu thang nên thiết kế vòng xoắn ốc ở đầu và bậc lớn để vòng, ngoài ra, nên dùng gỗ hơn là đá và kim loại.
 Chú ý phong thủy cầu thang giúp gia đình “tụ khí” - 1
Cầu thang nên thiết kế vòng xoắn ốc ở đầu và bậc lớn để vòng, ngoài ra, nên dùng gỗ hơn là đá và kim loại.
Bố trí:
Cầu thang kị nhất là thiết kế ở trung tâm của nhà, vì như vậy sẽ khiến “cái phụ lấn át cái chính”. Cầu thang để di chuyển, người lên lên xuống xuống khiến nơi này náo nhiệt không yên, làm lãng phí nơi quan trọng nhất của ngôi nhà. Hơn nữa việc “giẫm đạp” cũng sẽ khiến cho vận thế của gia chủ sa sút.
Cầu thang không được xung với cửa chính, xung ở đây không chỉ là đối diện trực tiếp với cửa mà còn cả hướng đi. Ví dụ như cửa chính hướng đông, lối đi cầu thang tốt nhất nên quay về hướng Nam, Bắc. Nếu như không thể thay đổi, có thể dùng bình phong, giá đựng đồ, tủ để ngăn cách, nếu không sẽ không thể tụ khí, tiền đến rồi đi, không thể giữ được.
Cầu thang không nên đặt ở phương Sát, nếu không sẽ dễ gặp tai họa hoặc tranh chấp. Cầu thang của một số nhà đặt ở phương Hổ, tức là bên phải từ trong nhà ra ngoài cửa, loại nhà này đa số làphụ nữ làm chủ, nam giới sống trong nhà không quá 3 năm sẽ gặp nạn, hoặc sẽ có người phải tái hôn.
Cầu thang tốt nhất nên đặt ở vị trí tài. Cầu thang là nhân tố ảnh hưởng đến tài quan trọng và rõ ràng nhất, nếu như cầu thang đặt ở vị trí tài sẽ có hiệu quả thúc đẩy tài vận rất tốt. Dù cầu thang cao hay thấp, lớn hay nhỏ, đều xem như Thủy, nhìn từ góc độ huyền không, nên đặt ở vị trí Thành Môn, Long Thần, từ góc độ Trạch Giáp nên đặt ở vị trí Sinh Khí, Diên Niên, Thiên Y.